Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

CHƯƠNG 6.6 CÔNG TÁC VÔI, SƠN, VÉC NI

6.6.1 Những vấn đề chung
6.6.1.1 Phạm vi của chương
Nêu phạm vi của chương, Ví dụ: Chương này nêu các định nghĩa, thuật ngữ, các tiêu chuẩn áp dụng, yêu cầu đối với vật liệu, chuẩn bị thi công, thi công và nghiệm thu công tác vôi, sơn, véc ni trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
6.6.1.2 Các chương và tài liệu liên quan
Liệt kê các chương và các tài liệu liên quan, ví dụ: Chỉ dẫn kỹ thuật nêu tại chương này cần áp dụng cùng các chỉ dẫn nêu tại các chương của phần 4. “Công tác bê tông, bê tông cốt thép, gạch đá.”
6.6.1.3 Các định nghĩa
Nêu các định nghĩa, thuật ngữ sử dụng trong chương.
6.6.1.4 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng
Nêu các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng khi tiến hành công tác sơn, vecni. Ví dụ:
- TCXDVN 321:2004 "Sơn xây dựng - Phân loại".
-TCVN 5674:1992 "Công tác sơn phủ bề mặt bao gồm quét dung dịch vôi, vôi xi măng và sơn dầu các loại".
- TCVN 6557:2000 ”Vật liệu chống thấm. Sơn bitum cao su”.
- TCVN 5670:1992 “Sơn và vecni. Tấm chuẩn để thử”.
- TCVN 2099:2007 “Sơn và vecni. Phép thử uốn (trục hình trụ)”.
- TCVN 2093:1993 “Sơn. Phương pháp xác định chất rắn và chất tạo màng”.
- TCVN 2092:2008 “Sơn và vecni. Xác định thời gian chảy bằng phễu chảy”.
- TCVN 5669:2007 “Sơn và vecni. Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử”.
- TCVN 2101:2008 “Sơn và vecni. Xác định độ bóng phản quang của màng sơn không chứa kim loại ở góc 20 độ, 60 độ và 85 độ”.
- TCVN 2094:1993 “Sơn. Phương pháp gia công màng”.
- TCVN 2097:1993 “Sơn. Phương pháp xác định độ bám dính của màng”.
- TCVN 2100:1993 “Sơn. Phương pháp xác định độ bền va đập của màng”.
- TCVN 2101:1993 “Sơn. Phương pháp xác định độ bóng của màng”.
- TCVN 2102:1993 “Sơn. Phương pháp xác định màu sắc”.
- TCVN 5730:2008 “Sơn Alkyd. Yêu cầu kỹ thuật chung”.
- TCVN 5730:1993 “Sơn ankyt. Yêu cầu kỹ thuật”.
- TCVN 2100-1:2007 “Sơn và vecni. Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập). Phần 1: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích lớn”.
- TCVN 2098:1993 “Sơn. Phương pháp xác định độ cứng của màng”.
- TCVN 2090:2007 “Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni. Lấy mẫu”.
- TCVN 5669:1992 “Sơn và vecni. Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử”.
- TCVN 2102:2008 “Sơn và vecni. Xác định mầu sắc theo phương pháp so sánh trực quan”.
- TCVN 6934:2001 “Sơn tường. Sơn nhũ tương. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”.
- TCVN 5670:2007 “Sơn và vecni. Tấm chuẩn để thử”.
- TCVN 2090:1993 “Sơn. Phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản”.
- TCVN 2098:2007 “Sơn và vecni. Phép thử dao động tắt dần của con lắc”.
- TCVN 5668:1992 “Sơn, vecni và nguyên liệu của chúng. Nhiệt độ và độ ẩm để điều hòa và thử nghiệm”.
- TCVN 2095:1993 “Sơn. Phương pháp xác định độ phủ”.
- TCVN 2100-2:2007 “Sơn và vecni. Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập). Phần 2: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ”.
- TCVN 2099:1993 “Sơn. Phương pháp xác định độ bền uốn của màng”.
- TCVN 2096:1993 “Sơn. Phương pháp xác định thời gian khô và độ khô”.
- TCVN 2091:1993 “Sơn. Phương pháp xác định độ mịn bằng thước”.
- TCVN 2092:1993 “Sơn. Phương pháp xác định thời gian chảy (độ nhớt quy ước) bằng phễu chảy”.
- TCVN 2091:2008 “Sơn, vecni và mực in. Xác định độ nghiền mịn”.
6.6.2 Yêu cầu về thời điểm, mầu sác và chất lượng công tác vôi, sơn, véc ni
- Nêu điều kiện thời tiết (chú ý độ ẩm ) để có thể tiến hành công tác vôi, sơn, véc ni.
- Nêu các yêu cầu của bên thiết kế về màu sắc và chất lượng lớp vôi, sơn, véc ni.
6.6.3 Các yêu cầu về vật liệu cho công tác sơn, vôi, véc ni
- Nêu các yêu cầu về xuất sứ của sơn, nhãn, mác, catalogues, chỉ dẫn sử dụng của sơn. Nêu các quy định về sơn không rõ nhãn mác.
- Nêu yêu cầu về dung môi làm tan đều cho sơn về chất lượng và liều lượng.
- Nêu các yêu cầu về chất lượng vôi sống về tỷ trọng, độ bão hòa nước.
- Nêu yêu cầu về lưới sàng lọc vôi, cách chứa và bảo quản vôi đã lọc.
- Nêu yêu cầu về hóa chất tạo màu cho vôi (các dạng ôxýt kim loại), các yêu cầu về độ tinh khiết, nồng độ, hàm lượng, tính phù hợp và tính xung khắc. Nêu các quá trình hòa màu và quy định thời gian lưu giữ. Lượng vôi được pha chế và lượng sử dụng.
- Nêu các yêu cầu vể chất lượng véc ni, chất lượng cánh kiến, nồng độ cồn, lượng axit tối đa được phép làm tan cánh kiến.
- Nêu yêu cầu về hóa chất tạo màu cho véc ni, cách thức pha trộn. Nêu chất lượng cồn 90º và cách kiểm tra.
6.6.4 Yêu cầu về lớp nền cho sơn, vôi và véc ni
-  Nêu yêu cầu đối với mặt nền sẽ được quét vôi về độ phẳng, độ ẩm, mức hoàn thiện.
- Nêu yêu cầu đối với lớp nền để quét sơn hoặc phun sơn.
- Nêu yêu cầu đối với mặt nền sẽ sơn là gỗ, thép, vữa, hay nhựa hoặc các chất hữu cơ khác.
- Nêu yêu cầu của mặt gỗ hay kim loại sẽ phủ véc ni.
6.6.5 Các yêu cầu nhằm bảo đảm chất lượng mặt sơn, vôi và véc ni
- Nêu cách làm mẫu để xác định chất lượng lớp sơn, vôi trên diện tích thỏa đáng và thời hạn lưu giữ mẫu để quyết định tiến hành công tác đại trà.
- Nêu phương pháp bảo đảm điều kiện không biến màu qua phương pháp lưu giữ vật liệu đang sử dụng. Nêu các quy định về sàng, lọc sơn và vôi.
- Nêu các yêu cầu về vị trí tiếp giáp giữa các diện tích mặt sơn và vôi.
- Nêu các quy định về độ dày sơn, vôi và véc ni cụ thể hóa ra số lần sơn, vôi hay véc ni..
6.6.6 Kiểm tra và nghiệm thu
- Nêu các tiêu chí để kiểm tra. Ví dụ: độ đồng đều màu sắc, khu vực ranh giới giữa các diện tích sơn, vôi không có đường tụ khác màu, mức độ loang lổ được phép, vết chổi
- Nêu các quy định về dung sai.
- Nêu các hồ sơ phải có khi nghiệm thu công tác sơn, vôi và véc ni.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét